Trang

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

TỰ CHUYỂN BIẾN

Lâu nay vẫn nghe truyền thông lề phải ca bài ca muôn thuở "diễn biến hòa bình" hay"Tự diễn biến". Mình không phải là người được hưởng bơ thừa của "Đảng ta" nên chẳng biết diễn biến nó như thế nào. Chỉ thấy có sự chuyển biến trong con người mình từ khi tiếp xúc internet, như áo quần thấm mồ hôi lâu ngày chuyển màu vậy.
Thuở thiếu thời, chỉ được tiếp xúc duy nhất là sách giáo khoa, nhà quá nghèo lấy đâu ra tiền mua sách báo, cả xóm cũng chẳng có ai học hết cấp 2 nên cũng không thể mượn đâu được nên cứ đọc đi đọc lại hoài gần như thuộc hết mấy cuốn lịch sử và địa lý, bạn bè còn đặt cho biệt danh " thằng lịch sử".
Hồi đó đọc say sưa lắm, thích lắm, khâm phục lắm sự tài tình của "Bác", của "Đảng ta", mặc dù "ta" chẳng có dính dáng gì đến đảng. Thích nhất là "quân ta" lực lượng ít hơn nhưng thông minh, anh dũng giết được vô số "Mỹ, Ngụy" trong các trận Ấp bắc, Bình Giã, Đèo Nhông- Dương liễu...Gần nhà có khu mộ, người ta vẫn  hay gọi là mồ ...phản động, mình vẫn vô tư gọi thế, không một chút mảy may suy nghĩ.
Lên lớp mười, bố mua cho thêm cái đài bé xíu, bỏ trong túi, đi đâu cũng mang theo, nghe hoài quen cả giờ giấc khi nghe nhạc hiệu nổi lên. Mỗi khi có dịp lễ là phải tranh thủ cả ngày để tìm thêm thông tin về sự lãnh đạo "tài tình" của đảng, về sự hèn nhát, bạc nhược của "ngụy". Những lúc ấy, các cụ tuổi bố mình lại hậm hực, mình vẫn chưa hiểu.
Khi Mỹ tiến quân vào I rắc, mình ước được làm một cảm tử quân chiến đấu bên cạnh I Rắc chống lại "kẻ thù tàn ác" là "đế quốc Mỹ", dù đã học lớp 12.
Có lẽ, mình sẽ mãi như thế, mãi tin vào sự lãnh đạo tài tình của đảng, vẫn mở miệng ra là phán ngay chữ phản động với Lê Công Định, với Điếu Cày, với Tạ Phong Tần... như hàng triệu thanh niên khác vẫn phán khi nói về họ, nếu không có internet.
Khi vào  đại học, được tiếp xúc với internet, thông tin đầu tiên mình tìm kiếm là chủ quyền Hoàng Sa, vì hồi còn cấp hai, thầy phụ trách đội nói một lần duy nhất là bị Trung Quốc chiếm mà chưa có dịp kiểm chứng.
Từ những thông tin ban đầu, mình thấy người lính miền nam không như những gì mình học, mình bắt đầu nghi ngờ tất cả những gì trước giờ mình biết, một cuộc ngược dòng lịch sử diễn ra suốt trong thời gian học Đại học để tường tận chân tướng của những kẻ mà, như bloger Nguoibuongio tổng kết là "Miệng như loài Sản". Khi ra trường, lại nghe nhiều người bị kết án vì tuyên truyền chống Nhà nước, chẳng hiểu có phải vì tính cách của dân kỹ thuật, thấy mới là lao vào hay không, mà mình lại nhảy vào tìm hiểu xem họ tuyên truyền những gì, tuyên truyền ở đâu...Mình lạc vào cánh rừng dân chủ, mình bắt đầu ngưỡng mộ những người "phản động", bắt đầu ghiền những trang "lề dân". Trong khi vẫn còn lúng túng chưa biết gọi khu " mồ phản động" ở quê bằng tên gì, thì một lần ông cậu từ vùng biển lên chơi, gọi là ra thăm "mồ chiến sĩ". À, mồ chiến sĩ! mồ chiến sĩ! Ông cậu chẳng biết mô tê gì, còn mình thì phơi phới vì đã tìm ra một cái tên ý nghĩa.
 Ngồi ngẫm lại, thấy hay hay, nên ngâm nga rằng:




BA LẦN TIỄN CON ĐI...

      Âu đã làm người, ai cũng có một trái tim luôn rung động, thổn thức. Và chẳng biết tự bao giờ, người ta đồng nhất trái tim với tình yêu, nói đến trái tim là nói đến tình yêu.
      Mỗi người có những thứ riêng để yêu, để dành một góc trong con tim mình cho nó. Nhưng có một thứ tình yêu mà có lẽ tất cả chúng ta đều thổn thức: Yêu nước.
      Ai cũng có một gia đình để lo âu, nhưng chúng ta cũng có cả một giang sơn để gánh vác, chỉ có thanh niên chúng ta, chứ không phải ai khác, gánh vác giang sơn này.
      Khi người ta yêu một thứ gì đó say đắm, người ta không còn tỉnh táo để lý trí có thể điều khiển hành vi. Một cô gái yêu chàng trai, tin tưởng anh ta, khi phát hiện chàng ta nhiều thói hư tật xấu vẫn không dứt ra được để rồi phải gánh chịu một cuộc hôn nhân đau khổ hay phải để hậu thế xót xa "Trái tim lầm chỗ để trên đầu".
      Nhiều người yêu Tổ Quốc, nhưng có lẽ, vì trót yêu "Đảng Ta", yêu "Bác" say đắm nên vẫn nhắm mắt đưa chân, để chịu cuộc hôn nhân tăm tối trong chốn lao tù.
Một Đảng lãnh đạo tàn ác, gây ra không biết bao nhiêu đau thương cho dân tộc, một quái thai của lịch sử nhân loại, một cơ thể ung thư đã di căn và đến giai đoạn cuối thì không thể tự phẫu thuật chữa lành mà nhất quyết phải cách ly khỏi xã hội, chờ đến ngày đem đi hỏa tán.
      Thế mà nhiều người, vẫn tự xưng là "nhà tranh đấu" lại tham gia góp ý, kiến nghị, thỉnh nguyện,...với hy vọng sẽ là lời tư vấn để cơ thể ung thư kia tự chữa lành bệnh. Người ta không hiểu hay cố tình không hiểu, đứng trước cọp beo dù múa giỏi hát hay thì cũng làm mồi cho cọp.
      Chúng ta nhất định không thể góp ý, kiến nghị hay hy vọng vào một sự đổi thay của nhà cầm quyền, vì bản chất nhà cầm quyền không phải vì dân vì nước mà "vì Liên Xô, vì Trung Quốc" kia mà. Chúng ta càng không thể ngồi đợi chúng tự tan rã. Chúng ta chỉ còn một cách duy nhất là đấu tranh quyết liệt để lấy lại quyền của chúng ta đã bị chúng cướp, xóa bỏ chế độ tàn bạo bậc nhất trong lịch sử nhân loại.
      Nhiều người tặc lưỡi  cho rằng chúng ta không thể thắng được cộng sản vì chúng quá đông, đã ăn sâu bám rễ. Xin thưa, cho dù có 5 triệu người hưởng bơ thừa sữa cặn của cộng sản, vẫn còn 85 triệu ngọn lửa căm hờn kia mà. Hãy nhìn vào Tunisia. Ai Cập là thấy rõ, vấn đề là chúng ta cần tập trung lực lượng và vượt qua sợ hãi.
      Nhiều vị quân tử công khai danh tính ra lời kêu gọi đấu tranh, như thế chả phải "lạy ông con ở bụi này" sao? Đấu tranh với những kẻ đê hèn không thể dùng cách của người quân tử. Thắng lợi mới là quan trọng, Đất Nước mới là quan trọng, 90 triệu dân mới là quan trọng.
      Khi chúng ta có đủ lượng lượng hùng hậu, nhà cầm quyền mới chùn tay, dù có đàm phán thì tiếng nói mới có giá trị, và khi lời kêu gọi phát ra, triệu người sẽ xuống đường để lời kêu gọi không rơi vào khoảng không như đã từng xảy ra với lời kêu gọi cuộc cách mạng hoa nhài.
      Đã đến lúc chúng ta phải xuống đường đòi quyền sống, quyền bầu cử công bằng, quyền mở miệng chứ không chỉ là chống Trung Quốc. Nếu quyền lực không về tay nhân dân, thì một ngày không xa chúng ta lại ra trận làm bia đỡ đạn và xanh cỏ để những kẻ hút máu người đỏ ngực huân chương, còn trẻ em ầu ơ bài" ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ..."
                                                                                                          Hòn vong phu  
                                                                                                       SG 24/1/2013


LŨ ÁC ÔN

Xin cho hỏi nơi đâu
Trên khắp cả địa cầu
Thai nhi phải vào tù?
Bắt cả người có bầu.

Chúng là công an đó
Dân gọi chúng là "bọ"
Tàn bạo hơn côn đồ
Ác hơn loài Hung-Nô

Đợi cuộc cách mạng màu
Lôi hết lũ đầu trâu
Cắt phăng hết yết hầu
Cho dân tộc bớt đau.
                 Sài Gòn 24/1/2013


Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

ĐỊNH MỆNH 

Truyền thuyết kể
Gióng đánh giặc khi mới lên ba
Có dân tộc nào nhọc nhằn hơn thế?
Có nơi đâu
Lịch sử ngập chìm dâu bể
3.000 năm chưa hết giặc trước hiên nhà?
Định mệnh thét gào lịch sử bão giông
Ta giữ nước nhiều gấp bội phần
Thời gian dựng nước
Cho mãi đến hôm nay vẫn chưa thể nào có được
Bởi hạnh phúc
Cũng trông chừng sau, trước
“Nửa cái hôn phải tỉnh thức ngó quân thù”[1]
Lịch sử nhắc hoài câu chuyện Mẹ Âu Cơ
Sao ta phải lên rừng, xuống biển?
Kẻ cướp trên núi cao, dưới sóng ngầm hung hiểm
Bao năm thâm độc rình mò…
Chúng muốn ta quỳ – mỏi gối xin, cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Để nỗi đau hóa lặng câm giữa hai hàm răng nghiến chặt
Để xa xót tủi hờn nhức mãi tâm can…
Không!
Lịch sử nói rằng sóng nước Bạch Đằng Giang
Rừng Chi Lăng, cửa Chương Dương, Hàm Tử…
Xác giặc chất chồng, bạo tàn mục rữa
Việt Nam ơi, không nhát sợ bao giờ!
Chúng nói rằng có cốt khư[2] người Trung Quốc ở Hoàng Sa
Sao không đến gò Đống Đa để bới thêm, nhiều lắm?
Thanh Triều ư? Bụi ác tàn ngàn dặm
Bão Tây Sơn quét sạch, một tuần!
Định mệnh nhắc ta rằng Đất Việt gian truân
Nhưng chữ S chẳng thể nào gục gãy
Người trước ngã, người sau đứng dậy
Cối Kê ư? “Hoan Diễn do tồn”[3].
Lịch sử dạy ta rằng đảo, sóng Biển Đông
Là máu thịt của giang sơn Tổ quốc
Là một nửa của hồn thiêng Đất – Nước
Chẳng thể đem cho, đem bán vật vờ!
Ta hiểu cuộc đời không phải giấc mơ
Nên trang sách phải tựa mình bên giá súng
Định mệnh bắt đầu bằng linh danh Phù Đổng
Tuổi thơ giữ nước quên mình
Định mệnh cảnh báo rằng
Nhẹ dạ Mỵ Châu ơi
Một phút buông trôi
Ngàn năm không xóa nổi
“Tình” Ải Bắc
Là khôn lường gian dối
Lông ngỗng bay
Trắng bợt chữ “NGỜ”?
Định mệnh nhắc em rằng
Xin hãy đừng quên
Sống với nguy nan
Là bổn phận của muôn vàn con dân Việt
Đất nước hôm nay được sinh thành từ da diết:
Thà làm ma nước Nam!
Thà cả Trường Sơn cháy hết!
Chẳng cam tâm quỳ xuống, bao giờ!

Hà Văn Thịnh

HOÀNG SA ƠI ! HOÀNG SA ƠI !



Hoàng Sa ơi! Hoàng Sa ơi!
Lê Khắc Anh Hào

Hoàng Sa ơi! Đảo Hoàng Sa ơi!
Một mảnh giang sơn đã mất rồi
Ta như mất cả phần da thịt
Tổ Quốc còn đau một góc trời.

Vẫn nhớ Hoàng Sa! Ôi Hoàng Sa!
Trận chiến năm xưa máu lệ nhòa
Sao không giăng trận cầu phao cũ
Chôn xác quân thù, trận Đống Đa!

Hoàng Sa! Hoàng Sa! Ta vẫn đau
Biển như còn đỏ máu loang màu
Máu ai thấm giữa lòng hải đảo
Xương trắng ai chìm giữa biển sâu

Hoàng Sa! Hoàng Sa! Đã mấy trăng?
Sao không là sóng dậy Bạch Đằng!
Sao không báu kiếm, lời Sát Đát!
Sao sóng muôn trùng không thét vang?

Một mảnh cơ đồ giữa biển khơi
Ta con chim lạc cuối chân trời
Còn mơ Vạn Kiếp chôn thây giặc
Hoàng Sa đâu rồi, Hoàng Sa ơi!

Huyền sử oai hùng, hay bãi hoang?
Hoàng Sa, từng lớp sóng oai hùng
Hồn oan tử sĩ Nam quân vẫn
Theo dấu quân thù, theo dấu trăng!

Tổ Quốc còn đau mỗi mùa xuân
Âm ba hải chiến dậy sóng hờn
Xung phong! Hải kích bên bờ nước
Từng rặng san hô loang máu vương.

Hoàng Sa! Hoàng Sa! Mảnh trăng rơi
Một mảnh giang sơn, một mảnh đời
Thân bỏ nước đi, thân viễn xứ
Tim vẫn Hoàng Sa! Hoàng Sa ơi!

L.K.A.H
Nguồn http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/01/hoang-sa-oi-hoang-sa-oi.html

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (1966)


Để thuận lợi cho bạn nào muốn tìm hiểu những quyền cơ bản của con người được quốc tế thừa nhận, từ đó có định hướng đấu tranh giành lại những quyền này từ tay cộng sản. Tôi xin đăng toàn văn Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (1966) 


Lời Mở Đầu
Các Quốc Gia Hội Viên ký kết Công Ước này:
Xét rằng, chiếu theo những nguyên tắc công bố trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.
Nhìn nhận rằng những quyền này xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người.
Nhìn nhận rằng, chiếu theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, lý tưởng về một con người tự do được hành xử những quyền dân sự và chính trị cũng như được giải phóng khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, chỉ có thể đạt được nếu hội đủ những điều kiện thuận tiện để con người được hưởng những quyền dân sự và chính trị cũng như những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.
Xét rằng nghiã vụ của các quốc gia hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là phát huy sự tôn trọng và thực
thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do của con người.
Nhận định rằng con người có nghiã vụ đối với những người khác cũng như đối với cộng đồng, nên có trách
nhiệm phải phát huy và tôn trọng những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này.
Đồng chấp thuận những điều khoản sau đây:
PHẦN I
Điều 1:
1. Các dân tộc đều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.
2. Để đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là
không vi phạm những nghiã vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và
luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp các phương tiện sinh sống của nghiệp đoàn không thể bị tước đoạt.
3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các
lãnh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến
Chương Liên Hiệp Quốc. PHẦN II
Điều 2:
1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền được nhìn
nhận trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt
chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài
sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
2. Trong trường hợp những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này chưa được quy định thành văn trong
luật pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết Công Ước cam kết sẽ ban hành các đạo luật theo thủ tục luật
pháp quốc gia và theo các điều khoản của Công Ước để các quyền này có hiệu lực.
3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết:
a. Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được đền bù hay đòi bồi thường thỏa đáng khi những quyền tự do của họ bị
vi phạm, dầu rằng người vi phạm là một viên chức chính quyền.
b. Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được khiếu nại tại các cơ quan tư pháp, hành chánh hay lập pháp quốc gia,
hay tại các cơ quan có thẩm quyền và phát triển quyền khiếu tố trước toà án.
c. Bảo đảm các cơ quan thẩm quyền phải thi hành nghiêm chỉnh những sự đền bù hay bồi thường đã tuyên
Điều 3: Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ trong việc hành
xử những quyền dân sự và chính trị ghi trong Công Ước.
Điều 4:
1. Trong khi tuyên bố tình trạng khẩn trương công cộng vì lý do quốc gia bị đe doạ, Các quốc gia hội viên ký kết
Công Ước này có thể ban hành một số biện pháp đình chỉ thi hành các nghiã vụ của quốc gia ấn định trong Công
Ước này. Tuy nhiên những biện pháp này phải có tính cách thật cần thiết vì nhu cầu của tình thế, và không vi
phạm các nghiã vụ của quốc gia phát sinh từ luật pháp quốc tế, và cũng không được dùng để kỳ thị chủng tộc,
mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo hay nguồn gốc xã hội.
2. Trong mọi trường hợp những quyền dân sự và chính trị ghi trong các điều 6, 7, 8 (khoản 1 và 2), và trong các
điều 11, 15, 16, 18 của Công Ước không thể bị đình chỉ thi hành.
3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này phải lập tức thông báo qua vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cho
các quốc gia hội viên kết ước khác hay biết những điều khoản nào trong Công Ước đã bị đình chỉ thi hành, và vì
lý do gì. Ngay sau khi chấm dứt tình trạng khẩn trương công cộng, họ cũng phải thông báo theo thủ tục nói trên.
Điều 5:
1. Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước
này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước
thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước. 2. Các quốc gia hội viên kết ước nào đã thừa nhận một số nhân quyền căn bản trong luật pháp quốc gia, công
ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền căn bản đó, viện
cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp
hơn.
PHẦN III
Điều 6:
1. Mọi người đều có quyền sống. Đây là một quyền bẩm sinh được luật pháp bảo vệ. Không ai có thể bị tước
đoạt quyền sống một cách độc đoán.
2. Trong các quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt tử hình, toà án chỉ được tuyên án tử hình đối với những tội hình sự
nghiêm trong nhất chiếu theo luật pháp áp dụng trong thời gian phạm pháp và không trái với những điều khoản
của Công Ước này và của Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng. Hình phạt tử hình chỉ có thể
được thi hành chiếu theo một bản án chung thẩm của một tòa án có thẩm quyền.
3. Điều luật này không cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này được giải trừ các nghiã vụ ghi trong
Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng trong trường hợp sự hành quyết hay sát nhân cấu thành tội
diệt chủng.
4. Các bị cáo bị tuyên án tử hình có quyền xin ân xá hay ân giảm hình phạt. Lệnh đại xá, ân xá hay ân giảm hình
phạt có thể được ban hành trong mọi trường hợp.
5. Án tử hình không được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp, và cũng không được thi hành
đối với các phụ nữ mang thai.
6. Điều luật này không thể được viện dẫn để trì hoãn hay ngăn cản việc bãi bỏ hình phạt tử hình tại các quốc gia
hội viên ký kết Công Ước này.
Điều 7: Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp
phẩm giá con người. Đặc biệt là, nếu không có sự ưng thuận tự do của đương sự, không ai có thể bị dùng vào
những cuộc thí nghiệm y học hay khoa học.
Điều 8:
1. Không ai có thể bị bắt làm nô lệ; chế độ nô lệ và mọi hình thức buôn bán nô lệ đều bị cấm chỉ.
2. Không ai có thể bị bắt làm nô dịch.
a. Không ai có thể bị cưỡng bách lao động.
b. Khoản 3 (a) nói trên không được áp dụng tại các quốc gia trong đó luật pháp cho phép toà án có thẩm quyền
tuyên án tù khổ sai.
c. Trong phạm vi khoản này, không được coi là "lao động cưỡng bách": i. Ngoài trường hợp nêu ở khoản (b) trên đây, những công tác hay dịch vụ mà các tù nhân phải làm trong thời
gian bị giam giữ chiếu theo một bản án hợp pháp của toà án, hay phải làm trong thời gian được phóng thích có
điều kiện.
ii. Nghiã vụ quân sự, hay nghiã vụ quốc gia áp dụng cho những người được luật pháp cho miễn thi hành nghiã vụ
quân sự vì lý do lương tâm.
iii. Nghiã vụ cộng đồng trong trường hợp khẩn trương hay thiên tai đe doạ đời sống hay sự an lạc của cộng đồng.
iv. Những nghiã vụ dân sự thông thường.
Điều 9:
1. Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không
ai có thể bị tước đoạt tự do thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định.
2. Khi bị bắt giữ, bị cáo phải được tức thì thông báo về lý do bắt giữ, và phải được thông báo không chậm trễ về
tội trạng bị cáo buộc.
3. Bị cáo bị bắt giữ hay giam cầm về một tội hình sự phải được dẫn giải không chậm trễ tới một vị thẩm phán
(hay một viên chức có thẩm quyền tư pháp theo luật), để được xét xử trong một thời hạn hợp lý hay được phóng
thích. Theo thông lệ, không nhất thiết phải câu lưu bị cáo trước ngày toà xử. Tuy nhiên để bảo đảm sự hiện diện
của bị cáo trong phiên xử hay trong các giai đoạn thẩm vấn, và để thi hành bản án, nếu cần, sự phóng thích tạm
bị cáo đòi hỏi phải có bảo đảm.
4. Những người bị bắt giữ hay giam cầm đều có quyền yêu cầu toà án thụ lý không chậm trễ về tính hợp pháp
của sự giam giữ, và phải được phóng thích nếu sự giam giữ được xét là bất hợp pháp.
5. Các nạn nhân trong những vụ bắt giữ hay giam cầm bất hợp pháp có quyền khiếu tố đòi bồi thường thiệt hại.
Điều 10:
1. Những người mất tự do vẫn phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm.
a. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, các bị cáo chưa được xét xử phải được giam giữ cách biệt với những
người đã can án, và phải được đối xử theo quy chế của những người không can án.
b. Các bị cáo thiếu nhi phải được giam giữ cách biệt với người lớn và phải được xét xử trong thời hạn sớm nhất.
c. Chế độ lao tù phải đặt trọng tâm vào việc cải huấn tù nhân, tạo cho họ cơ hội cải hoá và hội nhập vào đời sống
xã hội. Các thiếu nhi phạm pháp phải được giam giữ cách biệt với người lớn, và phải được đối xử tuỳ theo tuổi
tác và tình trạng pháp lý của chúng.
Điều 11: Không ai có thể bị giam giữ chỉ vì không có khả năng thi hành một nghiã vụ khế ước.
Điều 12: 1. Những người cư trú hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư
trú trong lãnh thổ.
2. Mọi người đều được quyền tự do rời khỏi một quốc gia, kể cả quốc gia của mình.
3. Những quyền tự do ghi trên không thể bị giới hạn, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác, và nếu
không trái với những quyền tự do khác được thừa nhận trong Công Ước này.
4. Không ai có thể bị tước đoạt quyền hồi hương một cách độc đoán.
Điều 13: Ngoại kiều cư trú hợp pháp trong lãnh thổ các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này chỉ có thể bị trục
xuất do một quyết định hợp pháp. Trừ trường hợp có lý do cưỡng thúc về an ninh quốc gia, người bị trục xuất có
quyền trình bày lý do để chống lại quyết định trục xuất, và có quyền nhờ người biện hộ nạp đơn xin tái xét hồ sơ
trục xuất tại các cơ quan hay người đại diện cơ quan có thẩm quyền.
Điều 14:
1. Mọi người đều bình đẳng trước toà án. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một
toà án độc lập, vô tư và có thẩm quyền theo luật, để phán xử về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc
hay về những quyền lợi và nghiã vụ của mình trong các vụ tranh tụng khác. Báo chí và công chúng có thể không
được tham dự một phần hay toàn thể phiên xử, vì nhu cầu đạo lý, trật tự công cộng hay an ninh quốc gia trong
một xã hội dân chủ, hay để bảo vệ đời sống riêng tư của các đương sự tranh tụng, hay, trong những trường hợp
thật cần thiết, khi toà án quyết định rằng xét xử công khai sẽ làm thiệt hại quyền lợi của công lý. Tuy nhiên các
bản án hình sự và các bản án khác phải được tuyên đọc công khai trước toà, ngoại trừ trường hợp để bảo vệ
quyền lợi của thiếu nhi hay của gia đình trong những vụ tranh tụng về hôn nhân hay về việc giám hộ các con.
2. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật.
3. Trong các vụ hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những bảo đảm tối thiểu sau đây:
a. Được tức thì thông báo tội trạng với đầy đủ chi tiết bằng ngôn ngữ mà họ thông hiểu.
b. Quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị sự biện hộ và được quyền liên lạc với luật sư do mình lựa
chọn.
c. Được xét xử mau chóng, không diên trì quá đáng.
d. Được hiện diện trong phiên xử để tự biện hộ hay nhờ luật sư biện hộ do mình lựa chọn; được thông báo về
quyền này trong trường hợp tự biện hộ; và được quyền có luật sư biện hộ miễn phí vì nhu cầu công lý nếu bị cáo
không có phương tiện mướn luật sư.
e. Được đối chất với các nhân chứng buộc tội và được quyền đòi nhân chứng và chất vấn các nhân chứng gỡ tội
cho mình, theo cùng một thủ tục.
f. Được quyền có thông dịch viên miễn phí, nếu bị cáo không nói hay không hiểu ngôn ngữ của toà. g. Được quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.
4. Trong các vụ án thiếu nhi, thủ tục xét xử phải căn cứ vào tuổi tác của bị cáo và hướng về mục tiêu cải huấn
can phạm.
5. Các bị cáo bị tuyên phạt có quyền kháng cáo lên toà trên theo thủ tục luật định.
6. Trong trường hợp bị cáo bị tuyên hình phạt chung thẩm và sau này bản án bị tiêu huỷ hay đương sự được ân
xá vì có sự kiện mới phát giác cho biết bị cáo đã bị phạt oan uổng, người bị kết án có quyền đòi bồi thường thiệt
hại theo luật, trừ phi có bằng chứng cho biết, sở dĩ sự kiện mới này không được phát giác trong thời gian xử án,
một phần hay hoàn toàn tại vì bị cáo.
7. Không ai có thể bị tái thẩm hay bị tuyên phạt một lần nữa về một tội trạng đã được toà án phán xử chung thẩm
bằng cách tuyên phạt hay tha bổng, chiếu theo luật pháp và thủ tục hình sự hiện hành.
Điều 15:
1. Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy
không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế áp dụng hồi đó; mà cũng không
bị tuyên một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp. Tuy nhiên bị cáo được
quyền hưởng hình phạt khoan hồng hơn chiếu theo luật mới ban hành sau ngày phạm pháp.
2. Điều luật này không có tác dụng ngăn cản việc xét xử hay tuyên phạt một bị cáo vì đã làm hay không làm
những hành vi cấu thành tội hình sự chiếu theo những nguyên tắc luật pháp tổng quát được thừa nhận bởi cộng
đồng các quốc gia trong thời gian đương sự phạm pháp.
Điều 16: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.
Điều 17:
1. Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái
phép đến danh dự và thanh danh.
2. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.
Điều 18:
1. Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo
một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi
lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
2. Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.
3. Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công
cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác. 4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc
giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.
Điều 19:
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và
phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi
phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn
phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Điều 20:
1. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ võ chiến tranh phải bị luật pháp cấm chỉ.
2. Mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia, các chủng
tộc hay các tôn giáo phải bị luật pháp cấm chỉ.
Điều 21: Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới
hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công
cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác.
Điều 22:
1. Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của
mình.
2. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ
để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền
tự do của người khác. Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan
đến sự hành xử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát.
3. Điều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước Lao Động Quốc Tế năm
1948 về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội, được ban hành hay áp dụng những đạo luật có tác
dụng vi phạm những bảo đảm về những quyền tự do ghi trong Công Ước Lao Động Quốc Tế.
Điều 23:
1. Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản trong xã hội và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.
2. Thanh niên nam nữ đến tuổi thành hôn có quyền kết hôn và lập gia đình. 3. Hôn thú chỉ được thành lập nếu có sự ưng thuận hoàn toàn tự do của những người kết hôn.
4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này phải ban hành những biện pháp để bảo đảm sự bình đẳng về
quyền lợi và trách nhiệm của vợ chồng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú, cũng như khi ly hôn. Trong trường
hợp ly hôn phải quy định những biện pháp bảo vệ quyền lợi của các con.
Điều 24:
1. Không phân biệt chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản hay
dòng dõi, các trẻ em, với tư cách vị thành niên, phải được gia đình, xã hội và quốc gia bảo vệ.
2. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi sinh, và được đặt tên họ.
3. Trẻ em có quyền thủ đắc quốc tịch.
Điều 25:
1. Không bị kỳ thị (như đã quy định ở điều 2) và không bị giới hạn bất hợp lý, mọi công dân đều có quyền và có
cơ hội:
a. Được tham gia vào việc điều hành chính quyền, hoặc trực tiếp hoặc qua những đại biểu do mình tự do tuyển
chọn.
b. Được bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu
phiếu kín, bảo đảm trung thực ý nguyện của cử tri.
c. Được quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
Điều 26: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Trên
phương diện này, luật pháp cấm mọi kỳ thị và bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được bảo vệ một cách bình
đẳng và hữu hiệu chống mọi kỳ thị về chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm,
nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào.
Điều 27: Đối với các cộng đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo, hay ngôn ngữ tại các quốc gia hội viên, Công
Ước này bảo đảm cho các thành phần thiểu số cũng với những người khác trong cộng đồng của họ được quyền
hưởng văn hoá riêng, được truyền giáo và hành đạo riêng, và được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
(Với sự tu chính của Ủy Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam)


Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013


Văn hóa cảnh sát


Nguyễn Quang A
Tôi đã có dịp lang thang cả chục ngàn km trên đất Mỹ và Canada trong nhiều ngày và chỉ một lần duy nhất nhìn thấy cảnh sát hỏi giấy tờ của một người lái xe. Không thấy bóng cảnh sát giao thông ở đâu cả, ở trong phố lẫn ở cạnh hay trên đường, nhưng theo những người địa phương cảnh sát sẽ rất nhanh chóng có mặt để giải quyết các vụ va chạm hay mất trật tự.
Đi từ Hồ Chí Minh, qua Tây Ninh, sang Campuchia, lên Phnông Pênh bằng xe bus. Rồi lấy xe 16 chỗ đi Siem Reap cùng nhiều nơi khác và về lại Phnông Pênh. Lại lấy xe bus về Sài Gòn. Suốt hành trình ấy tôi thấy cảnh sát ở ta nhiều hơn bên đất Chùa Tháp khá nhiều.
Tôi đã sống ở Đông Âu “xã hội chủ nghĩa” hơn chục năm, lang thang ở Liên Xô nhiều tháng trời. Cảnh sát ở đó cũng đông nhưng sao sánh được với Việt Nam.
Có lẽ không đâu trên thế giới này có nhiều cảnh sát, công an như ở nước ta. Con số cụ thể là bao nhiêu? Ngân sách hàng năm cho lực lượng công an và “cộng tác viên” là bao nhiêu? Chắc đấy là bí mật quốc gia nên khó mà biết được! Thực ra rất nhiều nước công bố số liệu như vậy.
Tài liệu Thống kê Quốc tế về Tội phạm và Công lý do UNODC (Cục Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hợp Quốc) công bố số cảnh sát trên 100 ngàn dân của 130 nước (bảng 1, tr. 135) trong đó không có Việt Nam. Con số mới nhất (tại các thời điểm khác nhau) của vài nước trong khu vực Malasia (354,0), Myamar (145,6), Philippines (131,9), Hàn Quốc (195,1), Singapore (396,4), Thái Lan (321,0), trung bình của các nước (341,8). Trung Quốc có 1,6 triệu cảnh sát hay 120 cảnh sát trên 100 ngàn dân.
Do Việt Nam không công bố số liệu đó, hãy thử ước lượng xem nó lớn đến đâu. Chắc Việt Nam có số cảnh sát trên 100 ngàn dân cao hơn con số trung bình nêu trên. Tính với số trung bình 341,8 ta có thể ước lượng tổng số cảnh sát lớn hơn 300.000 người. Có lẽ tổng quân số của ngành công an phải hơn gấp đôi con số này, tức là cỡ hơn 0,6 triệu người.
Hãy kiểm tra con số ước lượng này bằng cách khác. Theo Tổng Cục Thống Kê tổng số người làm việc trong khu vực nhà nước tại thời điểm 1-7-2011 là 5.250,6 ngàn người trong đó có 1.541,2 ngàn người làm việc trong lĩnh vực “hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc”. “Đảm bảo xã hội bắt buộc” chắc là trại giam và nhà tù. Có khoảng 350-400 ngàn người làm trong bộ máy quản lý nhà nước, hoạt động đảng và các tổ chức chính trị-xã hội. Như thế còn khoảng 1,1 đến 1,2 triệu người trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc. Theo đánh giá của International Institute of Strategic Studies (trong The Military Balance 2009, tr.415‐417) quân số bộ binh, hải quân, tăng thiết giáp, không quân và biên phòng của Việt nam là 0,522 triệu người. Như thế chúng ta cũng có con số ước lượng về quân số của ngành công an cỡ 0,678 triệu người. Nếu tính cả các cộng tác viên nữa thì con số có thể còn lớn hơn nhiều.
Những con số ước lượng trên giải thích vì sao chúng ta cảm thấy có quá nhiều cảnh sát. Cảnh sát nhan nhản ở mỗi góc phố và trên đường. Cánh lái xe sợ nhất các nơi cảnh sát hay “nấp” để đo tốc độ hoặc bất thần xuất hiện phạt chẳng hiểu vì lý do gì. Đó là chưa kể đến cảnh sát khu vực, chưa kể đến công an không mang sắc phục. Nhìn bề ngoài chẳng thể phân biệt ai là công an, ai là “côn đồ” khiến người dân lo nơm nớp. Cũng chưa kể đến không ít công an định kỳ đến thăm hỏi các công ty, xin hỗ trợ vào những dịp lễ tết, ngày truyền thống, ngày nhận huân chương, ngày động thổ xây dựng trụ sở, ngày khánh thành, ngày cưới xin, dịp ma chay của tứ thân phụ mẫu, thậm chí nhờ doanh nghiệp hỗ trợ mua vé xem  kịch mà vợ của thủ trưởng cấp cao là tác giả, vân vân và vân vân.
Báo chí Việt Nam nêu nhiều trường hợp công an hành hung người, thậm chí đánh chết người. Lực lượng công an cũng được huy động trong nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất mà nổi cộm là các vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng và Văn Giang, Hương Yên và nhiều vụ khác đã gây bức xúc trong dư luận. Vụ phóng viên báo Dân Việt bị những người mặc thường phục hành hung khi chụp ảnh chiếc xe mang biển số BKS 65E-8999 của công an Cần Thơ gây tai nạn giao thông ngày 24-11-2012 cũng đã gây sự phẫn nộ không kém trong dư luận. Rồi hóa ra kẻ hành hung đó là một trung úy công an. Và còn có thể kể ra vô vàn chuyện tương tự khác mà báo chí Việt Nam đã loan tải. Tất cả những loại ứng xử ấy tạo ra một văn hóa cảnh sát thật không hay.
Sứ mạng của lực lượng cảnh sát là thực thi luật pháp, bảo vệ tài sản, giữ gìn trật tự hay hạn chế mất trật tự dân sự. Chẳng ở đâu trên thế giới cảnh sát được coi là lực lượng vũ trang. Nó thuộc lĩnh vực dân sự. Thế nhưng ở nước ta người ta coi cảnh sát là lực lượng vũ trang. Một nét văn hóa “đậm đà bản sắt Việt Nam”?
Do sứ mạng nêu trên lực lượng công an có “quyền lực” lớn và thường xuyên tiếp xúc với dân. Quyền lực không bị kiểm soát chặt rất dễ dẫn đến lạm dụng và tha hóa, dẫn đến nhũng nhiễu, tham nhũng như báo chí đã đưa là điều không khó hiểu.
Ai cũng cảm thấy tình trạng công an hóa bộ máy nhà nước. Rất nhiều quan chức cấp cao ngành công an đã trở thành các bí thư, chủ tịch tỉnh, các cán bộ cao cấp của các bộ ngành khác. Cấp huyện cũng thế. Bên trong bộ máy nhà nước, bộ máy đảng của nhiều địa phương tỷ lệ các quan chức nguyên là công an cũng đáng kể.
Và văn hóa làm việc của nhiều cơ quan nhà nước trung ương, địa phương cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa công an.
Phải kiểm soát chặt quyền lực rất dễ bị lạm dụng của lực lượng công an và xây dựng văn hóa cảnh sát theo tinh thần phục vụ dân và khắc phục các nét xấu của văn hóa công an nêu trên, để cho chúng đừng lan sang các tổ chức nhà nước khác, để tránh cảnh sát hóa nhà nước.
N.Q.A
Ghi chú: Một tờ báo đặt tác giả viết một bài cho số báo Tết, về lĩnh vực văn hóa. Khi tác giả gửi bài viết trên tới thì được thông báo là không sử dụng.
Nguồn 

Lục bình trên dòng kinh đen


Vũ Đông Hà  - Tôi rời Đài Loan mang theo hình ảnh những đứa bé Đài gốc Việt nheo nhóc. Và những cánh lục bình nổi trôi trên dòng kinh đen. Chuyện cô dâu cũng như những chuyện tang thương của đất nước, có lúc bùng lên rồi cũng lắng xuống và mất hút trong những lo toan đời sống của từng người. Nhưng mỗi ngày trôi qua, vẫn còn đó những đêm có cô gái nằm trên nhà kho sân thượng trằn trọc ngó chừng ra cửa, những bàn tay ngủ gục bị cắt đứt, những cuốn phim nô lệ tình dục tiếp tục quay, và những vết tím bầm trên mắt trên môi...

*

Mỗi sáng vào khoảng 9 giờ, khi chiếc xe hốt rác trỗi bản nhạc Für Elise chạy quanh xóm, khi cụ già ở khoảng sân um tùm cỏ bên kia con kinh đầy rác vừa xong thế Taiji cuối cùng, và bà Hui Xin tưới xong những chậu kiểng xếp dọc theo lề đi, thì cô gái bước ra khỏi nhà. Nhìn lên ban công gác trọ chỗ tôi ngồi, cô gái vẫy tay cười. 

Tôi gặp Trang hôm Chủ nhật, một ngày sau khi tôi đến Chung Li. Mặt trời buổi sáng chưa qua khỏi đỉnh cây sung mà trời đã oi bức. Lúc ấy tôi ngồi ở ghế đá cạnh đình làng, loay hoay chụp hình những người đàn bà Đài đang thắp nhang vái lạy Quan Công. Một bóng dáng chắc chắn không phải là người bản xứ lọt vào khung nhìn máy ảnh tôi. Bỏ máy xuống, nhìn lên tôi hỏi: em Việt Nam hở? 

Trang 26 tuổi. Lần cuối nắm tay mẹ trước khi làm cô dâu theo ông Cheng về Đài là ngày sinh nhật thứ 18 của Trang. “Sinh nhật em dễ nhớ lắm, ngày hai tháng mười hai.” Trang cười nói với tôi vào sáng Chủ nhật tuần sau. “Em nhớ hồi mới qua, trời cuối năm ở đây lạnh hết biết luôn. Em dân Cà Mau cả đời đâu biết lạnh kiểu này. Em trùm mền, nhớ má khóc cả tuần.” Có thể nói Trang là một trong những cô dâu Đài Loan thời “tiền trạm” và tương đối nhiều may mắn so với những cô dâu khác. Đó là theo lời của Trang. Sáng Trang dậy lúc 6 giờ, làm điểm tâm cho ông chồng, bà mẹ chồng, hai đứa con riêng của ông Cheng, giặt quần áo và phơi trên những sào tre gắn từ cửa sổ chĩa ra đường. “Ngày nào cũng phải giặt chớ nếu không hổng có chỗ phơi. 9 giờ sáng Trang rời nhà ra chợ phụ bà em gái ông Cheng bán cá đến chiều. Nấu ăn tối, chuẩn bị sẵn cơm trưa ngày hôm sau, dọn cơm, rửa chén, quét nhà, tắm cho bà mẹ chồng, chùi rửa nhà cầu, Trang lên giường là ngày đã qua ngày. “Lúc đó ông chồng em ngủ mất tiêu rồi, hổng biết ổng lấy em qua đây làm gì.” Trang cười nói. “Cứ vậy đó anh, từ thứ Hai cho tới thứ Bảy. Chủ nhật bà Li nghỉ bán hàng nên em được nghỉ theo. Anh muốn gặp mấy đứa cô dâu với ô sin để tìm hiểu sự tình hở? Hi hi, anh hên gặp em là thổ địa ở đây. Để tuần tới em dắt anh đi. Chủ nhật nghe. Anh tới mà chưa thấy em thì cứ ngồi đó chụp hình mấy bà Tàu và chờ em. 

*

Lệ và Thi là dân Long Xuyên. “Con này nó mới qua được hai năm, tình cảnh nó cũng bi đát lắm. Lệ, mày kể cho ảnh nghe đi. Lệ ngồi bó gối một hồi lâu. Tôi nhìn quanh căn phòng nhỏ mà Lệ được một cô dâu khác đã bỏ chồng ra riêng cho ở tạm. Im lặng chờ. “Khác với chị Trang, thằng chồng của em nó còn trẻ, lái tắc xi. Lúc mới qua nó nghỉ một ngày lái xe chở em đi chơi núi, chơi biển. Được đâu hai tuần thì nó dắt một con nhỏ Đài khác về phòng. Sau đó em mới biết trước đây con này là bồ của nó. Tụi nó gây lộn nhau sao đó, thằng chồng em nó nổi sùng qua Việt Nam cưới em. Bây giờ tụi nó làm lành với nhau và thằng chồng em kéo con bồ nó về sống chung luôn. Tối nào thằng chồng em cũng bắt em làm chuyện đó với hai đứa nó. Rồi còn quay phim nữa. Em không chịu thì cả hai đứa nó xúm vào đánh đập em tàn nhẫn. Lúc đó, em ở bên Đài Trung, không có điện thoại di động, không biết tiếng Hoa, không quen ai, em không biết làm sao. Hai tháng sau thì em có bầu

Những ngày khởi đầu của dịch vụ cô dâu, mỗi chú rể Đài thường phải trả cho công ty môi giới Đài và Việt từ sáu ngàn tới mười ngàn đô. Sau khi khấu trừ các chi phí trả cho môi giới, chi phí đám cưới, gia đình của cô dâu còn được hai tới ba ngàn đô. Khi con số cô dâu gia tăng hơn tới gần 100 ngàn người thì giá cả cũng theo đà đi xuống. Gia đình của cô dâu nhiều khi không được đồng nào và chỉ mong con gái của mình có cơ hội ra nước ngoài làm ăn có tiền gởi về. Nhiều chú rể Đài sau này không cần phải trả trước chi phí mà chỉ cần trả góp sau khi cưới vợ về. 

“Lúc biết em có bầu thì nó không còn bắt em làm chuyện đó nữa. Nhưng em phải chứng kiến cảnh tụi nó với nhau mỗi đêm. Nhà nhỏ xíu chỉ có một phòng ngủ anh à. Có lần em ra bếp nằm ngủ thì nó lôi em vào và sau đó mua ổ khóa khóa cửa luôn. Lúc em sanh con xong thì chuyện cũ lại tiếp tục. Em chịu không nổi nên đành bỏ con trốn đi. Còn em thì sao, em qua đây mấy năm rồi? Tôi quay sang hỏi chuyện cô gái ngồi cạnh Lệ. “Nó mới qua có mấy tháng hà anh. Lệ trả lời giùm cho Thi. “Nó là em gái út của em, mới 17 tuổi hà. Nó chỉ tới thăm em bữa nay. Chồng nó già khụ rồi anh. Không có tiền nên ký giấy trả góp cho tụi môi giới. Bây giờ ông già bắt nó đi chạy bàn ở karaoke để trả nợ cho ổng. Ổng nói trả nợ xong hết thì ổng mới cho gởi tiền về nhà

Tôi nhìn hai chị em vừa xót thương vừa không hiểu nổi. Hỏi Lệ là biết qua đây khổ sở, bị đối xử như nô lệ mà lại còn kéo em gái mình qua. Lệ trả lời bằng những câu chuyện về đời sống hoàn toàn không có gì ở quê mình. Những người đàn ông đã rời khỏi mảnh đất không còn gì để mà sống. Những đứa con gái tới tuổi mười bảy, mười tám là bỏ cái làng không còn gì mơ ước để mà đi. Lấy chồng Đài đã trở thành con đường thoát. Chỉ còn đâu vài đứa trai làng buồn bã nhìn người bạn gái từ thời thơ ấu leo lên chiếc xe hơi với gã đàn ông Trung Hoa già nua, để lại đằng sau một đám bụi mù. Vài đứa may mắn, được nhà chồng cho ra ngoài đi làm, dành dụm một khoản tiền riêng gởi về, cha mẹ thay nhà mái tranh thành nhà ngói đỏ. Những bà mẹ nhà mái tranh khác, thúc giục đứa con gái vừa đủ tuổi đi ra khách sạn đứng xếp hàng. 

*
“Lúc tôi tới nơi thì đã có hơn 50 cô gái Việt Nam đang đứng xếp hàng và hơn 10 người đàn ông Đài Loan tới từng cô ngắm nghía, sờ soạng. Anh bạn người Đài tên Ken ngồi trầm ngâm kể. Anh là người về Việt Nam dự trù cưới vợ theo lời mời gọi quảng cáo của công ty môi giới. Là một tín đồ Công giáo, anh đồng ý gặp tôi qua sự giới thiệu của một linh mục để thuật lại những gì anh đã chứng kiến. “Những cô gái này đều rất trẻ và son phấn không che giấu được nét nhà quê, chất phác và dáng vẻ ngượng ngập của họ. Nhưng có lẽ tôi mới là người ngượng ngùng và xấu hổ nhất lúc đó. Nhìn những người Đài bản xứ của tôi ngắm nghía, sờ mó các cô gái ấy và cười với nhau hô hố mà tôi hổ thẹn. Ken nói sau lần đó, anh về lại khách sạn và không đi nữa. 

Nhưng những người Đài khác ở cùng chỗ trọ đã kể cho anh nghe những chuyến “cô dâu ra mắt” ấy như thế nào. Có những nơi, đám môi giới bắt cả 100 cô gái Việt Nam xếp hàng, không một mảnh vải trên thân để những gã đàn ông lựa chọn. Có nơi, nhiều cô gái xếp hàng đứng ngoài hành lang chờ đến phiên mình. Có những cô gái được chọn là chú rể tiến hành ngay đám cưới. Có cô sau đó phải đi với chú rể tương lai, gọi là để tìm hiểu nhau thêm, ở nhà hàng lẫn khách sạn. Không hài lòng thì trở lại chọn cô khác. Có chú rể cố tình trải qua nhiều vòng chọn lựa chỉ vì thích thú những màn miễn phí này. “Những cô gái Đài ngày hôm nay trông được một chút thì không bao giờ đoái hoài tới những người đàn ông trung bình như tôi. Ken tiếp tục kể.“Thấy những bảng trên xa lộ quảng cáo dịch vụ kết hôn, nhìn hình ảnh những cô gái Việt Nam dễ thương, tôi muốn kiếm một người vợ trước khi quá muộn. Tôi cũng đã quá 30 rồi. Nhưng tôi không ngờ con người lại bị đối xử như con vật như thế. Tôi về lại Đài Loan không vợ mà còn mất hết tiền vì công ty môi giới không chịu trả. Họ nói hoặc là tôi lấy đại một cô hoặc là không được gì hết. Tôi không đi kiện tụng ai được vì tôi nộp tiền và ký giấy cho họ, tôi chẳng có gì hết. Tôi cũng không dám nói với ai vì không dám đụng đến đám xã hội đen

Có nhiều loại chú rể Đài lấy vợ Việt khác nhau. Ken là một đóa sen trong ao bùn. Đa số những người đàn ông Đài qua Việt Nam lấy vợ là những người không lấy được vợ Đài. Nói khác hơn là phụ nữ Đài họ chê. Đài Loan bên trong là một xã hội kỳ thị giữa những tầng lớp khác nhau. Lái tắc xi ăn trầu thì khó mà lấy được những cô gái trẻ sinh viên mới ra trường. Bên cạnh, người Đài cũng kỳ thị với những người gốc Việt cô dâu, gốc Phi ô sin, ngay cả người từ Lục địa đến. Vì thế một người đàn ông Đài Loan thành công cũng không muốn lấy phụ nữ Việt Nam dù đó là phụ nữ đẹp. Phụ nữ Đài Loan không đẹp như các tài tử đóng phim. Những người đàn ông bị gái Đài chê mà lại thích vợ đẹp và qua Việt Nam lấy vợ, vì thế, là những tài xế tắc xi miệng ăn trầu ngồm ngoàm, là những ông già lụm khụm, là bảy tên chồng du đãng gom tiền lại cưới một cô dâu đem về chia nhau làm tình, là đám xã hội đen buôn người cho ổ chứa. Và là những người tàn tật. 

“Lúc về tới nhà em mới biết người em cưới không phải là chồng em. Cái tên đàn ông trẻ trung làm đám cưới bên Việt Nam bây giờ nó gọi em là má. Ba nó mới thiệt là chồng em. Sao vậy? Chứ hồi ở bển em không biết sao? “Sao biết được! Tụi công ty môi giới nó đưa giấy tờ tên họ chữ Hoa em có biết đứa nào là đứa nào. Và em ký thôi. Được người cưới là mừng hết lớn rồi anh. Còn được đám cưới linh đình. Nó còn cho má em ba ngàn đô. Ai mà ngờ được anh. Qua đây mới biết là tên trong giấy tờ là tên của ba nó. Ổng già hơn 60 và bị tàn tật, không cử động đi đứng gì được. Đi ăn, đi tắm, đi tiêu, đi tiểu gì cũng phải có người chăm sóc. Trước đây, mỗi tháng nó trả 20000 Đài tệ để mướn người tới nhà làm mấy chuyện đó. Bây giờ thì là em. Nó bỏ ra tổng cộng 7000 đô Mỹ để lừa cưới em cho ba nó, tính ra chưa tới một năm là nó huề vốn. Còn lại là em phải làm kiếp ô sin không lương cho ông chồng già tới khi ổng chết.

*

Buổi chiều về tôi và Trang đi bộ dọc theo bờ con kinh nước đen. Hai anh em không nói gì nhiều với nhau. Trang như đoán được tâm trạng của tôi nên ráng an ủi: “Anh đừng buồn, tụi nó có khổ lắm thì cũng 5 năm là có thể vào quốc tịch. Lúc đó đứa nào cũng bỏ mấy thằng chồng cà chớn. Tuần tới em dắt anh tới chỗ mấy đứa loại đó. Chuyện con Lệ kéo thêm con Thi anh cũng đừng trách nó. Đứa nào qua đây khấm khá thì nổ như lựu đạn về bên nhà, đứa bị đánh đập, giày vò thì giấu. Anh biết tại sao tụi nó phải giấu không? Có đứa sợ ba má nó buồn. Có đứa sợ ba má nó chưởi là không biết chìu chồng, thua con Tư hàng xóm mỗi tháng gởi tiền về mấy trăm. Có đứa thì sợ bị quê vì trước khi đi tuyên bố huênh hoang. Nên ở nhà cứ tưởng tụi em qua đây yên bề yên bến và thúc hối những đứa còn lại ra đi. Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Nói chung tụi em biết sống chai lì và quen. Như cái mùi nước kinh này, riết rồi em cũng quen không còn khó chịu như những ngày đầu mới tới

Tôi nghe Trang nói mà đầu óc cứ lan man với những mảnh đời tôi mới gặp. Tôi nhớ lại hình ảnh của cô bé Vi mà Trang dẫn tôi vào thăm ở bệnh viện lúc trưa. Vi vừa sống đời của một món đồ chơi tình dục trong vai trò cô dâu, vừa sống đời của một ô sin ở đợ. Gia đình chồng của Vi tổng cộng 14 người, sống nhung nhúc trong một căn nhà chật hẹp. Từ sáng tới chiều Vi hùng hục làm hết mọi chuyện của một người đi ở. Đến chiều, khi cả nhà ăn uống xong thì Vi phải tới xưởng làm đồ nhựa của chồng để làm ca đêm. Khuya về, Vi phải phục vụ người chồng và nửa đêm đều đặn thức giấc để dìu ông già chồng đi vệ sinh. Mỗi ngày được nhắm mắt bốn tiếng, Vi đã ngủ gật trên giàn máy cắt nhựa và bị cắt mất đi bàn tay phải. Tôi về lại gác trọ và ra sau ban công ngồi. Vẫn chưa quen được mùi kinh hôi thối cuốn theo con gió làm xào xạc tàu lá chuối rách cạnh nhà.

*

Chủ nhật sau gặp Trang tôi kể Trang nghe chuyện một cô gái ô sin mà cha linh mục dẫn tôi đến gặp để giúp đỡ. Trước khi kể, tôi cũng nói trước với Trang là chuyện anh kể lại có nhiều điều khó nghe nhưng Trang lớn rồi, chắc không sao. Trang cười nói em đã nghe nhiều chuyện lắm, chuyện anh chưa chắc “mặn” bằng chuyện em nghe đâu. 

“Kim đi làm ô sin, bị người chủ hiếp. Kim trốn được chạy tới chỗ cha nhờ giúp đỡ và cha khuyên là phải kiện người chủ ra tòa. Luật sư cần nó viết bảng tường trình sự việc nhưng Kim không muốn cha làm chuyện đó. Kim cũng đang khủng hoảng tinh thần mạnh lắm, may ra con giúp được nó”. Vị linh mục dặn dò tôi vào buổi sáng trên đường đến gặp Kim. 

Khác với những cô dâu mà tôi đã gặp, Kim đã hơn 30 tuổi. Ngồi trò chuyện với Kim tới trưa, tôi chỉ hỏi toàn chuyện thời Kim đi học. Kim kể tôi nghe những ngày đi buôn từ Tây Ninh, tới Mộc Bài sang tận Phnôm Pênh và đã học tiếng Miên lẫn tiếng Hoa như thế nào. Kim tiều tụy, mắt sưng đỏ nhưng vẫn còn đâu đó hình ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp. Cho đến sau khi ăn trưa xong, Kim mới cảm thấy gần gũi để kể chuyện của Kim cho tôi nghe và qua đó nhờ tôi viết giùm bài tường trình cho luật sư đệ trình trước tòa. 

“Chủ em là giám đốc một công ty nhỏ. Nhà chỉ có hai cha con. Ông chủ và ba của ổng. Cả ngày em ở nhà dọn dẹp và hầu hạ ông già. Ổng tuổi cũng cỡ ngoại em. Nhiều khi đi ra đi vào, ổng cứ tìm cách cọ quẹt người em“. Rồi em có về nói lại với ông chủ không? Tôi hỏi. Kim lắc đầu. “Em chưa kịp nói thì tối ông chủ về đã xông vào giường em. Phòng em trước đó là một cái gian chứa đồ nhỏ trên sân thượng. Không có chốt cài cũng không có khóa. Em chống cự thì ông chủ không nói gì chỉ bỏ đi. Cứ thế hết đêm này tới đêm khác. Em phải chờ tới hai, ba giờ sáng, lúc chắc chắn ông chủ đã ngủ thì em mới yên tâm đi nằm. Tháng trước, không biết sao em buồn ngủ quá, đồng thời em đang có tháng nên nghĩ chắc không sao. Cho nên lúc ông chủ vào phòng đè chặt lên người em, em thức giấc, chống trả một hồi lâu thì đuối sức. Em khóc lóc van xin, nói em đang có tháng ổng cũng không nghe

Kim vừa kể vừa khóc. Có lúc tôi thấy Kim rùng mình. Kim dừng lại và nói thôi anh, em không kể được nữa. Tôi nói Kim nghỉ một chút để tôi đánh máy lại những ghi chép ngắn thành bài viết. Một lát Kim trở lại ngồi đối diện với tôi, cúi đầu ngập ngừng: “Thật ra có một lần trước đó ổng sắp hiếp được em. Nhưng ổng không làm được vì ổng... tới trước khi ổng cởi được quần lót của ổng.” Tôi ngừng đánh máy, tránh nhìn Kim và hỏi Kim nhớ lại cho kỹ, những điều này khó nói nhưng khi ra tòa luật sư của phía bên kia sẽ vặn hỏi Kim. Làm sao Kim biết là ổng như vậy khi ổng còn mặt quần lót. Tôi viết lại một cách gãy gọn như vậy nhưng lúc đó tôi đã lúng túng nói không thành câu. Cả hai anh em đều ngượng ngùng. Kim khóc sướt mướt. Tới cuối ngày tôi mới viết xong bản tường trình cho Kim. Lần gặp lại sau đó Kim tâm sự, “khi em kể lại cho anh, em có cảm giác đau đớn và ghê tởm không khác gì lúc chuyện xảy ra

*
Chủ nhật một tuần trước khi rời Đài Loan, tôi cùng với Trang lên Đài Bắc ghé thăm nhà thờ của cha linh mục và khu chợ nơi đông đúc các cô dâu Việt Nam đang ở như Trang đã hứa. Đi xuyên qua đường chợ đông người, lạc lõng đứng một mình bán rau là một cô gái Việt Nam làm dâu xứ người với nụ cười và đôi mắt mà suốt đời tôi không bao giờ quên. 

Quán Bình Minh là một tiệm nhỏ. Chủ Việt, khách cũng Việt. Toàn là phụ nữ. Theo Trang, đa số các cô ở đây đã đến Đài nhiều năm. Có cô còn ở với chồng. Nhiều cô đã bỏ chồng. Vừa ngồi xuống tôi đã chứng kiến thêm một cảnh đời mới. “Đ.m mày biết không, tối hôm qua tao gọi về bà già, đ.m. nói chưa hết câu bả đã đòi gởi tiền…” Một cô dâu khác tiếp lời “thì đ.m. mày cả mấy tháng rồi mày không gởi bả chửi là phải. Đ.m. mày đi đánh bài, cào một cái trăm đô, đ.m…” Linh mục nhìn tôi cười, quay sang hai cô gái nói, thôi nghe, có cha đây làm ơn bớt nói mặn một chút. Trang cũng cười với tôi, “chưởi thề là phong trào mới đó anh, đứa nào ở cái chợ này cũng chửi thề, càng chửi càng thấy sướng. Cô chủ cũng là đầu bếp cũng là tiếp viên đem nước tới tiếp lời “đời này không chửi thì làm gì cha. Cô nhìn linh mục cười. 

Lân la ngồi quán hơn một giờ tôi lại nghe thêm về những mảnh đời khác. Chuyện cô gái vừa tới phi trường là bị đám xã hội đen chở thẳng về nhà gái, có cô sau đó bị đưa qua Quảng Châu. Chuyện cô gái sau vài tháng thì chồng bán lại cho người khác, có cô bị bán hơn một lần. Chuyện cô gái bị em chồng, cha chồng thay phiên nhau làm nhục mỗi tối. Mỗi câu chuyện được kể lại bằng những tiếng chửi thề giòn tan đ.m đời tụi em nó chó đẻ vậy đó anh

Trang, tôi, và vài cô dâu kéo nhau về nhà xứ của cha. Các linh mục Việt Nam ở Đài có thú tiêu khiển nuôi chim. Vị linh mục tôi ghé thăm cũng vậy. Ùa vào chỗ ở của cha, các cô dâu đã ào ào nắc nẻ: “cha cho tụi con vào thăm chim cha; trời ơi chim cha bây giờ sao lớn dữ dzậy; hi hi, cha cho con tắm chim cha nghe...” Linh mục nhìn tôi cười hiền: “Tụi nó vậy đó con, miễn sao tụi nó còn cười là cha vui rồi. Có người trách cha sao quá dễ dãi với tụi nó. Cha thì biết tụi nó không còn tha thiết gì với lễ nghĩa nữa. Đời đã làm cho tụi nó chai lì. Thôi, miễn sao tụi nó cảm thấy gần gũi cha để có gì cha giúp tụi nó là được rồi

*
Buổi chiều tôi ghé văn phòng Bộ Xã hội Đài Loan. Tiếp tôi là một nhân viên phụ nữ người Đài dáng vẻ hách dịch hỏi tôi cần gì. Tôi kể về tình cảnh của những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài. Chưa đầy câu chuyện bà ta đã ngắt lời: anh cần tôi giúp gì? Cố gắng dằn cơn giận, tôi nói với bà ấy tôi nghĩ bà mới là người cần giúp; theo thống kê của chính cơ quan bà đang làm việc, thì hiện nay ở Đài có hơn một trăm ngàn cô dâu Việt Nam. Chồng của họ là những người già nua, hoặc ít học, say sưa và đánh đập vợ con. Những người vợ Đài mới này không nói tiếng Hoa, cô lập trong xã hội đang sống; mỗi cuộc hôn nhân dẫn đến trung bình là hai đứa con; những đứa con trong một gia đình tan nát, bố mẹ như vậy thì chúng sẽ là hai trăm ngàn công dân Đài Loan hư đốn trong tương lai mà xã hội của bà phải giải quyết. Và con số sẽ không dừng lại ở một trăm, hai trăm ngàn. Mỗi cô dâu đem lại lợi nhuận cho môi giới Đài lẫn Việt trung bình ba ngàn đô. Nhân lên là ba trăm triệu đô. Một dịch vụ không cần nhiều nhân viên, phòng ốc, chỉ cần những con người làm vật buôn bán, đem lại lợi nhuận khổng lồ như thế thì nó sẽ tiếp diễn... Tôi nói nhiều, nói không kịp dừng để thở. Bà nhân viên xã hội nhìn tôi. Tôi biết, qua ánh mắt nhìn, bà ta chưa bao giờ nghĩ tới những chuyện đó. 

*
Tôi rời Đài Loan mang theo mùi nước kinh nồng thối, mang theo những buổi tối ngồi trên căn gác nhìn theo bóng đứa em hợp tác lao động vừa mới kết nghĩa ngả dài trên lòng đường đi về lại công ty, mang theo những buổi sáng ngồi chờ đứa em gái đi ngang vẫy tay cười. 

Tôi rời Đài Loan mang theo hình ảnh những đứa bé Đài gốc Việt nheo nhóc. Và những cánh lục bình nổi trôi trên dòng kinh đen. Chuyện cô dâu cũng như những chuyện tang thương của đất nước, có lúc bùng lên rồi cũng lắng xuống và mất hút trong những lo toan đời sống của từng người. Nhưng mỗi ngày trôi qua, vẫn còn đó những đêm có cô gái nằm trên nhà kho sân thượng trằn trọc ngó chừng ra cửa, những bàn tay ngủ gục bị cắt đứt, những cuốn phim nô lệ tình dục tiếp tục quay, và những vết tím bầm trên mắt trên môi. 

Tôi rời Đài Loan mang theo lời của Trang: Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Lời nói ấy đã dẫn đến một bước ngoặt của đời tôi. 


Tết Quý Tỵ sắp đến rồi em ơi trở về đi!


Đặng Huy Văn (Danlambao) - Tôi vừa nhận được lá thư của kỹ sư Nguyễn Ngọc H., một sinh viên cũ của tôi tại Sài Gòn kể về người bạn gái cùng quê Châu Thành, Tây Ninh đã lấy chồng Đài Loan cách đây 7 năm. Bấy lâu nay, anh ta cứ tưởng cô ấy đã được sống trong hạnh phúc với người chồng Đài. Ai ngờ vừa rồi, khi về thăm quê ghé nhà ba má cô bạn gái, anh ta mới được gia đình cho xem bức thư cô ấy vừa gửi về nói rõ tình trạng khốn khổ của cô đã phải chịu đựng người chồng vũ phu tại Đài Loan hơn 7 năm qua. Sau khi được ba má của cô gái xác nhận đó là sự thật, anh ta vô cùng sửng sốt nên đã kể cho tôi câu chuyện này qua lá thư đó. Tôi xin phép được chép bức thư ra thành văn vần và xin được trân trọng gửi tới quí vị độc giả gần xa để mong được sự sẻ chia của quí vị nhân dịp Tết Quý Tỵ.

Tết Quý Tỵ sắp đến rồi em ơi trở về đi!

(Viết theo lá thư của kỹ sư Nguyễn Ngọc H.) 

Mỗi lần về Châu Thành anh thương má nhớ em 
Má bảo chẳng qua nghèo nên đành phải xa con gái 
Rứt ruột đẻ ra ai chẳng muốn được gần con nhờ cậy 
Khi trái gió trở trời con gái ghé về thăm 

Anh cũng đã trót thương khi em vừa tròn tuổi mười lăm 
Nhưng vì nhà anh quá nghèo nên còn chưa dám nói 
Em như nụ tầm xuân nơi hương đồng gió nội 
Đôi má lúm hồng tươi duyên dáng tựa trăng rằm 

Hai mốt tuổi em lấy chồng, anh đang trong quân ngũ 
Khi anh ra quân trở về em đã sang tận Đài Loan 
Anh đành đi học tiếp để mong trái tim vơi bớt khổ! 
Nhiều đêm giữa Sài Gòn chân lạc bước lang thang 

Mỗi lần anh về quê, má kể em hạnh phúc 
Với người chồng Đài Trung nay đã có con trai 
Anh mừng cho em vì nghe nói đã có nhiều cô gái 
Lấy chồng Hàn, chồng Đài bị đày đọa giữa trần ai! 

Anh đã xem ảnh một cô dâu lấy chồng Hàn bị giết 
Khi rời xa Việt Nam vừa tròn tuổi hai mươi[1] 
Mới sang Hàn Quốc tám hôm đã bị chồng hãm hại 
Hồn phiêu diêu xứ người xót xa lắm em ơi! 

Nhiều cô dâu sang Đài Loan sống với chồng như nô lệ 
Hầu hạ cha mẹ chồng còn bị chồng đánh suốt ngày 
Có chị ở Đào Viên chín năm đã sinh được hai con gái[2] 
Bị chồng ném xuống biển khơi vì không có con trai! 

Đã hai lần em về thăm quê, ai cũng tưởng em hạnh phúc 
Thấy bảo chồng em già nhưng vợ chồng biết thương nhau 
Anh tự nhủ may mà em không lấy phải anh nghèo khổ 
Thôi nếu chúng mình còn duyên thì xin hẹn kiếp sau! 

Nhưng hôm rồi, ba má đã cho anh xem lá thư em vừa gửi 
Kể về nỗi thống khổ suốt bảy năm em phải sống bên Đài 
Những tưởng lấy được chồng giàu để giúp má tiền trả nợ 
Và nuôi ba đứa em thơ nên em đành nghe bà mối làm mai 

Bà mối tên Dung là họ hàng đã đưa em ra Sài Gòn gặp gỡ 
Người đàn ông Đài Loan hơn em 23 tuổi vẻ hiền khôn 
Chưa lấy vợ, không rượu chè chỉ suốt ngày uống sữa 
Tưởng là cơ hội để đổi đời nên đám cưới tổ chức luôn! 

Khi đã có bầu em mới biết chồng em là tên nát rượu 
Đã từng phải ngồi tù vì ghẹo gái bị thưa 
Làm thợ hồ bữa được bữa chăng chưa đủ xài ba bữa 
Còn cướp cả tiền của em dành nuôi dưỡng con thơ! 

Em không được mẹ chồng thương khi bụng mang dạ chửa 
Đêm phải trốn dưới gầm giường, ôi khốn khổ thân em! 
Em còn phải đi làm thêm để giúp má tiền trả nợ 
Mà còn bị chồng ăn cắp để bao gái qua đêm! 

Bảy năm trời em phải cắn răng chịu đựng 
Vì sợ má ở nhà quá thương rồi đổ bệnh ốm đau 
Nay em đã nói thật để ba má được tỏ tường tất cả 
Và ao ước được trở về nhà, thà rau cháo có nhau! 

Bởi thương đứa con ngoan sẽ bị bà mẹ chồng bắt lại 
Rồi sợ cha nó sẽ làm hư con nên em chưa dám trở về 
Đời người con gái Việt Nam thật trầm luân dâu bể 
Xưa nội chiến hai mươi năm, nay mậu tử cách chia! 

Em ơi! 
Con trai em nó ngoan vì “nhân chi sơ tính bản thiện” 
Nhưng mai kia lớn lên nó sẽ thành người lính của quân Tàu! 
Lại ra đảo Bắc Bình, Trường Sa để moi dầu lấn biển 
Rồi còn bắn vào ngư dân mình gây chết chóc thương đau! 

Tết Quý Tỵ sắp đến rồi em ơi trở về đi! Anh vẫn đợi 
Thằng bé là nòi giống Hán Hoa từng nô dịch nước ta 
Em vấn vương tình mẫu tử vì con trai còn nhỏ tuổi! 
Vậy còn tương lai của đời em và tình nghĩa đôi ta? 

Hãy khóc to lên em ơi! Nhằm vơi đi khổ tủi 
Cho các nàng dâu mai sau nghe mà thấm thía nỗi đau 
Của nhiều cô gái quê nghèo đã lỡ làm dâu xa xứ 
Để giúp những ai còn mơ màng biết suy nghĩ trước sau! 


Hà Nội, 15/1/2013 

danlambaovn.blogspot.com


[1] Cô Thạch Thị Hoàng Ngọc, 20 tuổi, lấy một người chồng Hàn Quốc 47 tuổi, đã bị chồng giết chết một cách thê thảm trên vũng máu sau mới 8 ngày theo chồng sang Hàn Quốc vào tháng 7/2010. Ngày 24/5/2011 lại một cô dâu Việt Nam nữa tên là Hoàng Thi Nam mới sinh con được 19 ngày cũng bị chồng 37 tuổi đâm chết bởi 53 nhát dao bên cạnh đứa con vừa mới sinh đang khóc oe oe! Hôm 23/11/2012 vừa qua lại có một cô dâu Việt cũng đã ôm cả hai con nhảy lầu tự tử và còn rất nhiều vụ đau lòng khác nữa! Hiện nay số cô dâu Việt Nam tài Hàn Quốc đã lên tới gần 20 ngàn người. 

[2] Cô Phạm Thị Thanh Trúc đã kết hôn với Trần Lập Thánh tại Đào Viên, Đài Loan 9 năm, sinh được 2 đứa con gái nhưng thường xuyên bị chồng đánh đập tàn nhẫn vì không có con trai. Cuối cùng, cô ấy đã phải xin li dị, thì ngay ngày vừa từ tòa án li dị về nhà, 22/12/2011, Trần Lập Thánh đã bóp cổ cô ấy đến chết rồi buộc đá vào người và ném xác cô ấy xuống biển khơi. Cô Đoàn Nhật Linh xinh đẹp 19 tuổi bị chồng hành hạ đến gần chết rồi tháng 2/2003 ném xác cô ra đường làm xôn xao dư luận... Những vụ hành hạ tàn nhẫn trên 20% trong số hơn 87 ngàn các cô dâu Việt Nam tại Đài Loan tương tự như thế gần như đã xảy ra thường xuyên từ suốt nhiều năm nay!.